Đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo: tổng hợp số liệu xong rồi làm gì tiếp theo?

Đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo: tổng hợp số liệu xong rồi làm gì tiếp theo?

Để đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo và biến đó thằng điểm tựa thay đổi doanh số, thay vì thu hẹp tầm mắt trong các chỉ số trước mắt, hãy cố gắng nhìn rộng hơn vào bức tranh lớn với 3 gợi ý dưới đây!

1. Hãy đặt số liệu vào bối cảnh cụ thể khi đo lường hiệu quả quảng cáo

Bạn đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo ra sao khi theo báo cáo trên 10,000 impression, tỷ lệ xem đến hết của 6 video vừa chạy đều đạt tới 60%?

Đây có thể là một con số đáng mừng, nhưng cũng có thế không. Hãy thử nhé, sẽ ra sao nếu kết quả này đặt trong bối cảnh: “tỷ lệ trung bình của ngành là 80%”

Khi đối mặt với các chỉ số, đừng để vẻ ‘hào nhoáng’ bên ngoài đánh lừa. Hãy thật tỉnh táo và phân tích liệu ‘những con số tưởng như tốt’ ấy có thật sự tốt như trông đợi? Tỷ lệ trung bình của ngành là một chỉ số để so sánh đặc biệt khi bạn đã kinh qua nhiều chiến dịch với các khách hàng tương tự. Nếu không có mốc đối chiếu bên ngoài, tỷ lệ trung bình các tháng/ hay kết quả cùng kỳ năm ngoái cũng có thể là một cách giúp bạn đánh giá khách quan hơn.

Nếu kết quả chưa tốt, vậy hãy cùng ngồi lại phân tích để tìm ra gốc rễ vấn đề và cải thiện. Nếu kết quả đã thật sự ổn, hãy đặt những mục tiêu mới cho chiến dịch tiếp theo – chẳng hạn nâng tỷ lệ mở email lên 23% thay vì 20% như đích đến ban đầu.

Đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo: tổng hợp số liệu xong rồi làm gì tiếp theo?

Và một yếu tố quan trọng bạn cũng cần để mắt tới – đó là chi phí. Nhìn các chỉ số một cách rời rạc, thiếu liên kết đôi lúc thứ bạn đánh giá chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm.

Hãy thử nhé, hiệu quả của chiến dịch dưới đây là tốt hay xấu nếu: “dùng machine learning để linh hoạt hiển thị landing page với nội dung phù hợp cho từng đối tượng giúp tăng lượt xem trang lên 1.5 lần so với dùng 1 landing page duy nhất?

Chưa đủ cơ sở để đánh giá phải không? 

Giờ hãy nhìn về chi phí nhé, nếu đặt trong bối cảnh một lượt view trong chiến dịch mới có chi phí gấp 5 cách làm cũ thì sẽ ra sao? Liệu giữa cách cũ – mới, đâu mới là lựa chọn tốt hơn? Đến đây có lẽ câu trả lời vẫn là ‘chưa đủ cơ sở để đánh giá’ bởi đôi lúc mục tiêu quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng cũng là những vấn đề cần cân nhắc kỹ hơn!

Thế nên, đừng bao giờ để những chỉ số quảng cáo đứng 1 mình. Khi đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo – dù là kết quả của digital agency hay từ đội inhouse, hãy đặt các chỉ số đó trong môi tương quan cùng chỉ số khác và mốc so sánh để đưa ra những quyết định tối ưu nhất!

2. Tối thiểu hóa các sai phạm thường gặp trong báo cáo, đo lường hiệu quả quảng cáo

Ngay cả khi những con số báo cáo không sai nhưng cũng có thể điều bạn đang thấy chỉ là một nửa sự thật. Vì sao ư? Hãy cùng Digit Matter điểm qua 2 trường hợp sau nhé:

Báo cáo hoàn toàn bằng chỉ số phần trăm!

Đôi lúc bạn sẽ nhận được những báo cáo ‘vô tình’ hoặc ‘cố ý’ như “chiến dịch quảng cáo mới tăng 100% về số lượng đăng ký”. Nếu các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo chỉ được đề cập dưới dạng %, điều này sẽ không mang tới nhiều thông tin hữu ích. Liệu 100% là bao nhiêu, vài chục, một trăm hay lên tới cả ngàn?

Bởi vậy khi báo cáo, bên cạnh việc thể hiện dưới dạng % để dễ so sánh, đối chiếu, hãy cung cấp kèm số liệu cụ thể để những ‘phần trăm’ tăng giảm có thể được lượng hóa dễ dàng khi cần. 

Không thống nhất về đơn vị đo đếm

Chẳng hạn như khi báo cáo về doanh số đến từ quảng cáo với sự khập khiễng như sau 12.3M, 3.5M, 145K, 2M, 12K, 674K Đô. Lúc này người đọc sẽ cần thêm nhiều thời gian để diễn giải hơn và ít thời gian để đánh giá hơn, đặt biệt khi các con số như 12 trong 12k luôn có sức nặng hơn 3.5 trong 3.5M.

Có thể bạn sẽ thấy đây là điều khó xảy đến trong các báo cáo thường gặp nhưng thực tế đây cũng không phải trường hợp hiếm. Hãy nghĩ về việc so sánh các chỉ số tương tác tiêu cực và tích cực với video đăng trên Youtube chẳng hạn – sẽ rất dễ để rơi vào bẫy ‘14k bấm like’, ‘782 bấm dislike’. Và nếu chỉ nhìn lướt qua, đây đây sẽ là con số rất dễ gây hiểu nhầm!

3. Đúc kết, điều chỉnh và tối ưu hiệu suất chiến dịch

Hãy có mục tiêu khi chạy, Đừng chạy quảng cáo ngay khi chưa có mục tiêu trong đầu, đặc biệt khi bạn đã dành thời gian đánh giá, đo lường những chiến dịch cũ. Khi xác định bạn muốn thử nghiệm điều gì, đo lường ra sao, bạn sẽ thu hẹp được tầm nhìn vào các chỉ số quan trọng và đưa ra điều chỉnh nhanh hơn thay vì tiếp tục lãng phí ngân sách cho những chiến dịch không tốt.

Có mục tiêu cụ thể cũng giúp bạn đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo chính xác hơn ngay từ những đồng đầu tiên chi trả. Theo Google, nếu không thể thay đổi 60% mẫu quảng cáo của bạn trong 30% ngân sách đầu tiên, đó sẽ là lãng phí. 

Thế nên, đôi lúc đừng đợi đến khi kết quả ngã ngũ để làm ra thay đổi khi bạn có thể dự đoán được ‘tương lai’. Xây dựng một đội nhóm linh hoạt hơn trong thử nghiệm, đo lường, đúc kết và làm ra hiệu chỉnh kịp thời sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp vượt lên trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

Với mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu và chiến lược tối ưu riêng. Xem thêm tại: 3 chiến lược digital marketing tối ưu cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn tăng trưởng

Đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo: tổng hợp số liệu xong rồi làm gì tiếp theo?

Lời cuối

Trong quảng cáo, đo lường hiệu quả chiến dịch là bước đầu tiên để tối ưu. Bạn sẽ chẳng biết doanh nghiệp làm đúng – làm sai, hiệu quả hay không cho đến khi nhìn được mối tương quan của từng số liệu trong bức tranh lớn. 

Nếu bạn cần một vài gợi ý hay hướng dẫn về cách đo lường, hãy dành thời gian tham khảo thêm trong chuỗi bài viết tổng quan về Google Analytics nhé!

Ngoài ra nếu bạn cần tìm một đơn vị đồng hành cho các chiến dịch digital performance có khả năng biến dữ liệu thành insight hành động, hãy để lại thông tin tại Form dưới đây để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Đặt lịch tư vấn quảng cáo digital

Đăng ký nhận bài viết mới

Nhận email cập nhật bài viết mới nhất chủ đề Google Analytics

Facebook
LinkedIn

Bài viết liên quan

Cùng Chúng Tôi Phát triển khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay.

Chia sẽ mục tiêu của bạn với chúng tôi, các chuyên gia digital của Digit Matter sẽ gọi lại tư vấn để giúp bạn lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu của bạn.

Chúng tôi có thể giúp bạn bằng các giải pháp:

arrow-effect-dm

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.