5 cách tối thiểu hóa bounce rate trong chiến dịch email marketing!

5 cách tối thiểu hóa bounce rate trong chiến dịch email marketing!

Bounce rate trong email marketing là gì? Vì sao quan trọng? Làm thế nào để tối thiểu hóa tỷ lệ này khi triển khai chiến dịch email marketing? Cùng Digit Matter tìm hiểu qua bài viết dưới đây để mọi công sức bỏ ra đều được đền đáp xứng đáng nhé!

Bounce Rate trong email marketing là gì?

Bounce rate là tỷ lệ email ‘bật ngược’ lại trong quá trình gửi đi. Nói cách khác, đây là những email không được gửi thành công vì nhiều nguyên do. Thường thì tỷ lệ bounce rate trong email marketing được chia làm 2 dạng:

  • Soft bounce rate: email tạm thời không được gửi thành công bởi một vài trường hợp hy hữu – chẳng hạn như hòm thư đã đầy, email gửi đi quá nặng, hoặc do cách đặt tiêu đề mang yếu tố spam, gửi email số lượng lớn không qua phần mềm chuyên dụng…
  • Hard bounce rate: email vĩnh viễn không thể thể gửi ‘tới tay người nhận’. Nguyên nhân chủ yếu khiến do địa chỉ email sai, không tồn tại hoặc không còn được dùng nữa; thương hiệu nằm trong danh sách chặn của đối tượng hướng tới; địa chỉ IP của thương hiệu có độ uy tín thấp…

Dù email của bạn bị ‘chặn’ lại vì bất kỳ lý do nào đi nữa, đôi lúc thay vì truy tìm đến tận cùng vấn đề cho câu hỏi ‘vì sao’, thương hiệu nên nhìn bounce rate dưới góc độ tổng thể để tìm cách tối ưu tỷ lệ này!

Vì sao Bounce rate quan trọng khi triển khai chiến dịch email marketing?

Tỷ lệ email không được gửi thành công, thoạt nghe có vẻ không quá quan trọng, đặc biệt là khi việc rà soát thủ công sẽ ‘ngốn’ kha khá thời gian của các phòng ban. Tuy nhiên, nếu bounce rate liên tục duy trì ở mức cao, ‘độ uy tín’ của doanh nghiệp sẽ rơi xuống đáy. Và với những ‘người gửi’ có độ uy tín thấp như vậy, đa phần những email tiếp theo sẽ được gửi thẳng tới hòm thư rác ngay cả khi người nhận chủ động ‘bới’ hòm spam để mở, đọc!

Hệ quả là thương hiệu sẽ ngay lập tức chứng kiến sự ‘thả dốc’ của nhiều chỉ số từ tỷ lệ tương tác, tỷ lệ mở đến CTR cho đến doanh thu cuối ngày. Đây cũng là nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp nhận định email marketing không còn là kênh phù hợp trong thời đại mới mà bỏ qua những ưu điểm của phương thức này. 

Vậy Liệu gửi email marketing đã trở nên lỗi thời hay vẫn còn đầy tiềm năng? Cùng thảo luận thêm nhé!

Để tránh bounce rate chiếm tỷ lệ cao trong các chiến dịch, việc thanh lọc danh sách email marketing là điều không thể tránh. Hãy đảm bảo rằng danh sách khách hàng tiềm năng của bạn được thu thập qua các hoạt động marketing bổ trợ khác thay vì mua từ bên thứ 3 đồng thời liên tục ‘làm sạch’ những địa chỉ email không đạt chuẩn một cách định kỳ.

Nếu sử dụng các phần mềm CRM, việc phân loại và tinh gọn danh sách email marketing sẽ trở nên khá đơn giản nhờ các công cụ, tính năng hỗ trợ. Nếu doanh nghiệp vẫn đang sử dụng các phần mềm email marketing cơ bản/ miễn phí, hãy chịu khó trích xuất tài liệu liên tục của từng chiến dịch để loại bỏ các địa chỉ xấu khỏi danh sách tiềm năng!

Tỷ lệ tối đa của bounce rate trong một chiến dịch email marketing chỉ nên nằm gọn trong khoảng 2-5% tùy từng ngành hàng. Khi bounce rate vượt qua ngưỡng 5%, đó cũng là tín hiệu cảnh báo đòi hỏi thương hiệu cần chủ động làm sạch danh sách hoặc tìm kiếm nguyên nhân để tối ưu! 

5 cách giảm bounce rate khi gửi email marketing

5 cách tối thiểu hóa bounce rate trong chiến dịch email marketing!

Cách 1: Xác nhận 2 lần khi đăng ký theo dõi

Để tránh email của doanh nghiệp được gửi tới các địa chỉ ‘giả’ hoặc những tài khoản không còn sử dụng nữa, hãy sử dụng chiến lược xác nhận 2 lần: Thay vì đưa khách hàng vào danh sách email khi họ ‘subscribe’/ đăng ký theo dõi, hãy gửi thư xác nhận và chỉ đưa họ vào danh sách tiềm năng khi họ một lần nữa click vào đồng ý trong email. 

Tuy rằng với cách này sẽ làm danh sách email marketing ‘gọn’ đi về lượng nhưng lại giúp tối đa về ‘chất’ và tăng xác suất gửi email tới đúng người, đúng mục tiêu!

Cách 2: Thanh lọc danh sách email marketing định kỳ

Danh sách email chỉ có ‘thời hạn’ của chúng. Ngay khi đối tượng mục tiêu không còn nhu cầu nữa, họ có thể ‘vĩnh viễn’ không mở những email gửi tới – thậm chí có thể chặn email của thương hiệu khi cảm thấy phiền hà. 

Thanh lọc định kỳ danh sách email không chỉ giúp giảm bounce rate mà còn ‘lọc bớt’ những địa chỉ email ‘quá hạn’ sử dụng. Từ đó giúp tối đa tỷ lệ mở và tăng độ ‘uy tín’ của chiến dịch gửi tới. 

Cách 3: Loại bỏ tất cả các yếu tố bị ‘gán mác’ spam

Theo thống kê, có hơn 53% số lượng email gửi đi mỗi ngày bị ‘định nghĩa’ là spam. Một vài quy tắc chung trong việc đánh giá và phân loại giữa ‘thư spam’ và thư hợp cách doanh nghiệp cần lưu ý khi đặt tiêu đề email bao gồm:

  • Chứa số tiền (chỉ với $$$ đồng)
  • Gồm các câu kêu gọi ‘mua ngay’, ‘tìm hiểu ngay’, ‘xem ngay’ 
  • Tặng ‘tiền mặt’ (tặng ngay $$$ đồng khi đăng ký)
  • Chứa các ‘đề nghị miễn phí’
  • Kiếm tiền dễ dàng

Và còn nhiều hơn thế. Hãy thử mở hòm thư spam của bạn mà xem, liệu đâu là những email đã bị ‘ẩn’ khỏi tầm mắt của bạn một cách tự động mà không thông báo!

Cách 4: Triển khai A/B testing trong chiến dịch email marketing

Nhiều nội dung email sẽ mang về kết quả cao hơn mức trung bình tùy vào cách tiếp cận của doanh nghiệp. Với mỗi chiến dịch email marketing, hãy cân nhắc 2 yếu tố:

  • Viết cái gì: để nội dung email marketing ‘chạm’ trúng ‘tử huyệt cảm xúc’ của khách hàng, doanh nghiệp cần chọn đúng góc độ khai thác. Trong bài viết “4 ví dụ về cách triển khai Data-Driven Marketing” Digit Matter có gợi ý một vài cách ‘khai thác chéo’ dữ liệu từ các kênh khác như social, blog để khoanh vùng đâu là những vấn đề có ‘sức hút’ lớn hơn tới số đông khách hàng. Nếu có thời gian, hãy dành vài phút tìm hiểu nhé!
  • Viết như thế nào: Cùng một nội dung, cách thể hiện khác nhau trong câu từ, hình ảnh có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả. Trước khi triển khai chiến dịch email marketing, hãy dành một phần nguồn lực ‘thử nghiệm’ về các yếu tố như tiêu đề, nội dung, CTA và cả hình ảnh trong email để tìm ra phiên bản tối ưu nhất (A/B Testing).

Cách 5: Phân nhóm danh sách email theo các đặc tính tương đồng

Mỗi đối tượng đều có một nhu cầu riêng, một mối quan tâm riêng đặc biệt khi doanh nghiệp cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ. Hãy đảm bảo rằng nội dung email được gửi tới mang tính cá nhân cao – đúng nội dung, đúng người thay vì gửi chung một nội dung cho toàn bộ danh sách. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể hạn chế tối đa khả năng bị ‘block’ hoặc đánh giá là spam khi gửi email định kỳ cho đối tượng mục tiêu. 

Một trong những cách tối ưu để chia nhóm danh sách khách hàng tiềm năng là dựa trên hành vi tương tác của họ – gửi những chủ đề ‘đồng điệu’ cùng nội dung họ quan tâm để liên tục dẫn dắt họ ‘lún sâu’ hơn trong ‘phễu bán hàng’. Để làm được như vậy, hãy dành vài phút tìm hiểu thêm về ‘inbound marketing’ nhé!

Email marketing là công cụ không thể thiếu nếu muốn tiếp cận khách hàng B2B hay các đối tượng mục tiêu trong ngành dịch vụ. Để hiểu sâu hơn về cách tối đa hiệu quả chiến dịch email marketing trước sự lên ngôi của ‘dữ liệu’ và ‘trải nghiệm người dùng’, hãy dành thời gian tìm hiểu thêm các chủ đề như Inbound marketing, CRM, Customer experience, Data-driven marketing nhé. Mỗi khía cạnh sẽ mang tới một góc nhìn hoàn thiện lẫn nhau để mỗi email gửi đi đều ‘đáng công, đáng sức’!

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.