3 bước cần làm để tránh kiệt sức vì ‘tự bơi’ khi chạy quảng cáo Google

goi-y-3 buoc chay quang cao google ads hieu qua

Chạy quảng cáo Google không đơn giản là ‘set-up’ xong rồi để đó, lâu lâu kiểm tra và ‘bóp’ dần đối tượng, từ khóa… Thay vì là 1 chiến dịch ‘tùy biến’ theo số liệu, các chiến dịch quảng cáo với Google Ads lại mang tính kế hoạch hơn với sự tính toán kỹ càng từ trước khi ấn nút chạy.

Nếu doanh nghiệp của bạn không có nhân sự thật sự cứng về digital performance marketing, hãy bắt đầu với 3 gợi ý dưới đây để tối ưu chi phí – hiệu quả khi chạy quảng cáo với Google ads nhé. 

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính hệ thống hóa, không bàn sâu về các kỹ thuật tối ưu. Nếu bạn đang tìm cách tăng lead, giảm chi phí, vui lòng tham khảo thêm tại các đường link cuối bài!

Bước 1: Sử dụng dữ liệu để đặt mục tiêu

Lần mò trong bóng tối sẽ chẳng đi tới đâu. Để tối ưu bạn cần biết mình đang tối ưu điều gì và hướng tới đâu, liệu mục tiêu đó có khả thi hay không? 

Một trong những lỗi cơ bản khi chạy quảng cáo là ‘tối ưu’ mà không có một con số cụ thể trong đầu. Bạn tối ưu về số lượng lead hay giá lead, tăng/ giảm bao nhiêu phần trăm dựa trên cơ sở dữ liệu đã có? Nếu ước tính về phần trăm có phần khó, bạn có thể bắt đầu với công thức “giữ nguyên số lượng lead, giảm CPL” hoặc “giữ nguyên CPL, tăng số lượng lead”. Đó là một vài cách tiếp cận thông thường.

Tuy nhiên mục tiêu chiến dịch không nhất định lúc nào cũng là lead. Trong bài viết về 3 bước thiết lập mục tiêu trước khi chạy quảng cáo Digit Matter cũng đề cập tới 1 bức tranh khác – tối ưu dựa trên sale – điều mà các doanh nghiệp và nhà quản lý quan tâm hơn ai hết! Và đôi lúc, mục tiêu tối ưu không chỉ là sale mà còn là tính hiệu quả của mỗi đồng chi phí bỏ ra!

Để đặt mục tiêu hiệu quả hơn với dữ liệu đang có, hãy bắt đầu với 3 bước sau:

  • 1. Bạn muốn đạt được điều gì sau quảng cáo: Đây là marketing objective mà bạn cần thống nhất với CMO để xác nhận lại vai trò của digital trong mục tiêu lớn. Khi chạy quảng cáo Google, trọng tâm chính của các chiến dịch thường đặt ở 4 yếu tố sau Lead Generation, Online Sales, Offline Sales, & Mobile Growth.
  • 2. Đâu là những chỉ số cần tối ưu để đạt được mục tiêu đề ra: Nói cách khác – KPI
  • 3. KPI cần đạt bao nhiêu để hiện thực hóa mục tiêu ban đâu: thường phụ thuộc vào ROI và Customer Life Value hoặc các chỉ số tương tự

Cụ thể hơn, tùy vào từng trường hợp mà mục tiêu khi chạy performance marketing và cách đánh giá hiệu quả được chia thành 4 nhóm dưới đây:

goi-y-3-buoc-chay-quang-cao-google-ads-hieu-qua

Một vài lưu ý nhỏ khi đặt mục tiêu là:

  • Kết quả phải đo lường được
  • Hiệu quả đem lại phải vượt qua lúc không chạy quảng cáo Google
  • ROI dương 

Theo gợi ý của Google, Customer Lifetime Value (CLV) là chỉ số doanh nghiệp nên ứng dụng để đo lường hiệu quả chiến dịch. Xác định đâu là những đối tượng mang lại lợi ích tối ưu dựa trên những dữ liệu hay kết quả testing và dành nguồn lực tối đa cho họ cũng là cách tốt nhất để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo!

Ngoài ra khi xét về các metrics đo lường, Digit Matter cũng muốn đề cập tới 2 chỉ số sau:

  • Cost per acquisition (CPA): đây là chỉ số mà mọi nhà quảng cáo đều khá quen thuộc – chúng ta đang trả bao nhiêu để thu về 1 khách hàng. Và CLV (như đã đề cập trước đó) sẽ là tham chiếu quan trọng để bạn đánh giá lại CPA dự tính, đặc biệt khi doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/ dịch vụ với mức giá khác nhau
  • Return on ad spend (ROAS): chỉ số chỉ doanh thu đạt được trên 1 đồng chi phí bỏ ra cho chạy quảng cáo. Đo lường và tối ưu dựa trên chỉ số này sẽ phù hợp cho những doanh  nghiệp nhìn quảng cáo với bức tranh rộng hơn (tối ưu dựa trên sales, chứ không dừng lại ở lead như đã đề cập trước đó). 

2. Tracking chuyển đổi để hướng tới triển khai tự động hóa

Tracking chuyển đổi cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý trong quảng cáo bởi lẽ các chỉ số này sẽ:

  • Cho bạn biết chiến dịch có đang chạy tốt hay không, liệu mục tiêu đề ra có đạt được trong khoảng thời gian dự tính?
  • Cho  phép bạn tính toán ROAS và CPA để đánh giá về mức độ tối ưu của chiến dịch
  • Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất bằng các chiến lược bidding tự động khi chạy quảng cáo Google ads

Khi đã thu được 1 lượng dữ liệu đủ lớn từ chạy quảng cáo, doanh nghiệp nên cân nhắc đến các chức năng bidding tự động của Google. Với mỗi mục tiêu Google sẽ có những chức năng bidding khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tăng lưu lượng truy cập website → maximize clicks
  • Tăng độ hiện diện → target impression share
  • Tối đa chuyển đổi với CPA đề ra → Target CPA
  • Nhắm tới ROAS đề ra → Target ROAS
  • Tối đa chuyển đổi với ngân sách đang có → maximize conversion
  • Tối đa giá trị chuyển đổi với ngân sách đang có → maximize conversion value 

Lợi ích của việc tự động hóa chiến lược bidding khi chạy quảng cáo Google ads là giảm thời gian, sức người nhưng vẫn đảm bảo được tính tối ưu nhờ đưa đúng giá bid tại dúng thời điểm (tăng/ giảm giá bid khi cần dựa trên dữ liệu học được). 

Tuy nhiên nếu không gắn đủ các mã tracking để tạo cơ sở dữ liệu đủ lớn cho hệ thống ‘học’, đôi lúc bạn sẽ nhận được những chia sẻ như “đừng thử, linh tinh lắm”. Việc tracking có thể tạm hiểu như đang ‘chuyển ngữ’ các số liệu thành insight cụ thể. Làm hời hợt ở bước này, dữ liệu trả về cho Google adwords cho là một nùi rối rắm khiến hệ thống không có cơ sở để ‘học’ và tự động hóa các phương thức nêu trên!

3. Waterfall media planning – nước chảy chỗ trũng

goi-y-3-buoc-chay-quang-cao-google-ads-hieu-qua

Hiểu nôm na, waterfall media planning là:

  • Kênh có hiệu suất chuyển đổi cao nhất nhận được ngân sách tối đa cho đến khi CPA, ROAS vượt ngưỡng đặt ra. 
  • Tiếp tục tương tự với những kênh có hiệu suất tốt thứ 2, thứ 3 cho đến khi hết ngân sách

Có như vậy bạn mới giữ được CPA/ ROAS tối ưu, tránh tình trạng giá tăng lên do cố gắng đổ thêm ngân sách khi nhu cầu tại kênh đó chỉ có hạn. Lấy ví dụ khi chạy Google Search Ads, search volume là có giới hạn, khi bạn đổ nhiều ngân sách hơn mức tối đa có thể tiêu tốn chỉ làm cho CPAs tăng lên!

Dưới đây là 1 vài ví dụ của việc ứng dụng mô hình waterfall vào quảng cáo theo từng mục tiêu. Bạn có thể tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp đặc thù của doanh nghiệp nhé:

1. Lead Generation

3 bước cần làm để tránh kiệt sức vì ‘tự bơi’ khi chạy quảng cáo Google 1

2. Online Sales

3 bước cần làm để tránh kiệt sức vì ‘tự bơi’ khi chạy quảng cáo Google 2

3. Offline Sales

3 bước cần làm để tránh kiệt sức vì ‘tự bơi’ khi chạy quảng cáo Google 3

4. Apps and Mobile Growth

3 bước cần làm để tránh kiệt sức vì ‘tự bơi’ khi chạy quảng cáo Google 4

Như đã hứa, để tìm hiểu thêm về các mẹo tối ưu nhanh khi chạy quảng cáo, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết dưới đây:

Ngoài ra nếu bạn đang cần tìm đối tác đồng hành cho các chiến dịch performance marketing dài hạn, hãy để lại thông tin tại Form liên hệ để được hỗ trợ đánh giá hiệu quả và tư vấn nhanh cho các chiến dịch sắp tới nhé!

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.