Gửi email marketing – phương thức đã trở nên hết thời hay vẫn còn đầy tiềm năng?

Liệu gửi email marketing có còn hiệu quả?

Liệu gửi email marketing có còn hiệu quả như được nhắc tới hay đã là ‘di sản lịch sử’ – trở nên cũ kỹ, lỗi thời?! Cùng Digit Matter lý giải vì sao email marketing lại là kênh nuôi sống nhiều doanh nghiệp nhưng cũng bị không ít marketer coi nhẹ, lạnh nhạt trong bài viết dưới đây nhé! 

Những số liệu khẳng định gửi email marketing vẫn là phương thức đầy hiệu quả

Email marketing còn hiệu quả hay không? Đây là câu hỏi khiến không ít marketer trẻ ‘khịt mũi’ bởi email marketing gần như là một trong những khái niệm từ thuở sơ khai khi digital mới bắt đầu phổ biến. Với những người tin tưởng vào sức mạnh của Facebook, Google thì email marketing chỉ nên là ‘kênh-làm-cho-có’ nhưng thực tế, cùng với sự phát triển của xu hướng inbound marketing, quảng cáo thông qua email lại một lần nữa dần lấy lại ‘vai chính’ trong chiến lược tổng thể! 

Thực tế, trái với quan điểm của nhiều marketer hiện đại, email marketing – phương thức tưởng như hết thời trước sự lên ngôi của mạng xã hội – vẫn giữ vai trò không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là B2B hay các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị lớn. Theo nhiều số liệu, báo cáo:

  • 31% doanh nghiệp trong lĩnh vực B2B nhận định gửi email marketing (newsletter) là cách tốt nhất để chăm sóc lead trước khi có thể chuyển đổi họ thành khách hàng (Content Marketing Institute)
  • 59% người tham gia khảo sát nhận định email marketing là phương thức ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của họ (SaleCycle)
  • 81% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng email marketing để thu hút khách hàng mới  (Emarsys)
  • 80% chuyên gia khẳng định, email marketing giúp ‘giữ chân’ khách hàng và khiến họ tiếp tục giao dịch trong những lần tiếp theo (Emarsys)
  • 59% marketer nhận định gửi email marketing là một trong những nguồn mang lại ROI tốt nhất (Emma)

Ở một nghiên cứu khác của Litmus Research, 1 đồng bỏ ra cho email marketing có thể mang về lợi nhuận gấp 42 lần. Và tùy theo từng lĩnh vực, chỉ số ROI đáng mong chờ này còn có thể cao hơn!

Gửi email marketing còn hiệu quả hay không

Những lý do khiến việc gửi email marketing không còn hiệu quả?!

99% ‘công dân số’ vẫn mở email mỗi ngày, nếu họ phớt lờ những thông điệp bạn gửi vậy đâu là lý do? Hãy để Digit Matter giúp bạn điểm mặt gọi tên 3 sai lầm chính khiến các chiến dịch email marketing đánh mất ‘sự quyến rũ’ của mình nhé!

1. Sử dụng sai mục đích, sai giai đoạn

Đã qua rồi cái thời bạn ‘gõ cửa từng nhà’ để giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của mình. Đó cũng là nguyên nhân khiến cuộc gọi quảng cáo trở nên không hiệu quả trong thời đại số, đồng thời cũng là áp lực khiến các marketer buộc phải thay đổi tư duy khi gửi email marketing:

Thay vì mua danh sách email từ bên thứ 3 và spam bằng những nội dung giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hãy chỉ dùng email như một công cụ chăm sóc khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, email marketing không còn là kênh hiệu quả để tạo ‘awareness’ hay ‘khởi tạo nhu cầu’ khi vẫn còn xa lạ mà lùi lại một bước – kênh tối ưu để duy trì tương tác giữa thương hiệu và khách hàng sau quá trình tiếp cận làm quen. 

Hãy nghỉ thử mà xem, đâu là email bạn có xu hướng sẽ mở: email gửi từ một thương hiệu xa lạ hay bức thư đến từ những cái tên thân quen?! Và ngay cả khi nhấp mở những email từ thương hiệu lạ bởi tiêu đề ‘giật tít’, liệu bạn có tin tưởng vào những ‘lời mời gọi’ của họ hay không?

Đa số trường hợp, chúng ta luôn giữ sự đề phòng cao độ với những khuôn mặt lạ lẫm bởi ngay từ nhỏ ai cũng được dặn dò phải cảnh giác khi tiếp xúc với người không quen! Trớ trêu thay, đa số trường hợp bị lừa lại đến từ những người thân thiết. Vậy nếu thương hiệu trở thành ‘người bạn thân thiết’ đó thì sao?

Tuy so sánh có chút khập khiễng nhưng để bán được sản phẩm/ dịch vụ, trước hết thương hiệu nên trở thành bạn của khách hàng. Và email là hình thức quảng cáo có thể giúp bạn thu hẹp mối quan hệ và thiết lập niềm tin dựa trên tương tác ‘đơn phương’ thông qua những chuỗi nội dung hữu ích cho người nhận.

Đó cũng là lý do vì sao trong các nghiên cứu, số liệu đề cập trước đó, email marketing luôn được ví như một kênh duy trì tương tác, nuôi dưỡng tiềm năng cũng như chăm sóc khách hàng để tạo lý do khiến họ quay lại nhưng không hề được đề cập như một kênh ‘thu hút’ đối tượng mục tiêu!

Giờ nhớ lại nhé, bạn đang sử dụng email marketing với mục đích gì và triển khai ra sao?

2. Thiếu tính cá nhân hóa

Nếu bạn đã sử dụng email như một kênh chăm sóc những người đã để lại thông tin trên website doanh nghiệp nhưng tỷ lệ tương tác/ phản hồi vẫn không cao vậy lý do nằm ở đâu?

Thực tế, 73% thế hệ millennials vẫn thích những hình thức quảng cáo qua email hơn nhiều định dạng khác, Bởi vậy, nếu bạn vẫn chưa vừa ý bởi kết quả đạt được thông qua các hoạt động email marketing, đôi lúc vấn đề không nằm ở ‘kênh’ mà chính ở ‘nội dung’ bạn đang ‘gửi gắm.

Theo kết quả nghiên cứu từ Mailchimp, 75% khách hàng mục tiêu có xu hướng tương tác với email khi chiến dịch được chia nhóm rõ ràng theo đặc tính chung về nhân khẩu học, sở thích…. Đồng thời những nội dung mang tính cá nhân cao cũng giúp nâng cao tỷ lệ mở hơn phân nửa (Yes Lifecycle Marketing).

Gửi email marketing còn hiệu quả hay không

Nói cách khác, để phát huy tối đa tiềm năng của việc gửi email marketing, bạn phải tạo ra những chuỗi email không chỉ có ích cho người nhận mang còn mang tính cá nhân cao như thể viết riêng cho từng đối tượng. Để làm được điều này bạn cần:

  • Xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu từ danh sách khách hàng thực tế dựa trên dữ liệu quá khứ và kiểm chứng lại thông qua các kênh digital liệu những ‘mẫu người lý tưởng’ nói trên có còn đúng với hiện tại và mang tính phổ quát hay không?!
  • Phát triển những nội dung mang tính cá nhân cao cho từng nhóm đối tượng đã phân và chuỗi kịch bản liên tiếp cho từng viễn cảnh dựa trên cách họ tương tác với email – không mở email/ mở email nhưng không click vào link…
  • Sử dụng hệ thống CRM để tự động hóa quy trình từ phân loại đối tượng mục tiêu cho đến đưa đúng nội dung đến đến đúng người vào đúng thời điểm thông qua email và sự kết hợp giữa các kênh khác

Hãy thử tưởng tượng nhé, nếu bạn đang có kế hoạch ‘tu sửa’ nhà cửa để chuẩn bị đón bé lọt lòng, liệu bạn có nhấp mở email với nội dung “tham khảo top 10 phòng ngủ giúp kích thích sự sáng tạo” hay không?

3. Thiếu tính kết nối về dữ liệu

15% marketer tham gia khảo sát thừa nhận rằng ít khi họ theo dõi dữ liệu về các chiến dịch email. Ngay cả khi chủ động theo dõi, đôi lúc bạn cũng không thể kết nối những dữ liệu trên để tối ưu như khi chạy quảng cáo Facebook, Google. Thực tế, trong cùng khảo sát, chỉ 23% doanh nghiệp thành cong kết nối dữ liệu giữa email và website để theo dõi và đo lường hiệu quả.

Khi gửi email marketing nếu kết nối được dữ liệu về những hành vi của họ trên email và trên website, thậm chí xa hơn – với tất cả các nền tảng quảng cáo khác sẽ giúp bạn lấp đầy những mảnh ghép còn trống về đối tượng mục tiêu, từ đó điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.

Lấy ví dụ về công ty thiết kế nội thất trước đó, khách hàng có thể mở email và đi về website của bạn với nội dung ‘top 10 phòng ngủ kích thích trí sáng tạo’ nhưng bạn sẽ không thể biết đâu là điều họ thực sự tìm kiếm nếu vẫn mù mờ về những tương tác của họ trên website hay các mẫu quảng cáo khác. Đặc biệt là khi những tương tác này sẽ giúp bạn dần dần ‘vén màn bí ẩn’ về ‘tâm trí’ đầy phức tạp của đối tượng mục tiêu – chẳng hạn như:

  • Phong cách họ đang tìm kiếm là gì? Cho nam hay nữ, dễ thương hay trang nhã…?
  • Mức giá họ sẵn sàng chi trả là bao nhiêu?
  • Những sản phẩm đơn lẻ họ đang quan tâm thay vì lựa chọn thiết kế trọn gói?

Bằng việc đào sâu vào những hành vi của họ xuyên suốt hành trình ra quyết định từ đâu là những chủ đề họ có xu hướng click mở email, đâu là trang họ tương tác, tương tác bao nhiêu lần, ở lại trên đó bao lâu, những nội dung thu hút họ trên Facebook, Google, tất cả sẽ giúp cho việc chiếm được sự ưu ái từ phía khách hàng không còn là thử thách quá khó!

Gửi email marketing còn hiệu quả hay không

Nói thì dễ nhưng làm thế nào để kết nối những dữ liệu trên lại và xử lý chúng một cách hiệu quả khi bạn không quá rành về kỹ thuật hay các chỉ số đo lường? Câu trả lời có thể khó khi bạn buộc phải xây dựng những hệ thống xâu chuỗi, xử lý dữ liệu nhưng cũng có thể đơn giản nếu bạn ứng dụng hệ thống CRM như ‘con chip trung tâm’ của mọi hoạt động.

Một cách vắn tắt, CRM là hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu có khả năng tích hợp thông tin từ nhiều nguồn và hiển thị trên một giao diện duy nhất. Một vài hệ thống thậm chí có sự hỗ trợ của machine learning giúp tối ưu quá trình xử lý thông tin diễn ra tự động theo những tiêu chí đã được lập trình.

Những hệ thống này thường đi kèm nhiều công cụ, phần mềm khác nhau giúp doanh nghiệp không chỉ  mang đến cái nhìn ‘cận cảnh’ về insight khách hàng mà còn hỗ trợ tự động nhiều hoạt động như:

  • Tự động phân nhóm khách hàng
  • Tự động gửi email theo kịch bản có sẵn dựa trên phản hồi từ phía khách hàng
  • Tự động đánh giá tiềm năng khách hàng mục tiêu để doanh nghiệp tiếp cận ‘đúng lúc’ khi khách hàng đang có nhu cầu

Có thể nói, với sự phát triển của hệ thống CRM và xu hướng inbound marketing, thứ trở nên lỗi thời không phải là email marketing mà là cách thức gửi email hàng loạt với những nội dung chẳng mấy khác biệt. Ngược lại những chiến dịch email với tính cá nhân hóa cao, được tối ưu dựa trên dữ liệu, thuật toán lại trở thành xu thế tất yếu của những lĩnh vực mà sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao.

Để tìm hiểu thêm thông tin về cách thức thực hiện chiến dịch email marketing theo xu thế mới, tham khảo thêm tại các bài viết dưới đây:

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.