Inbound Marketing – Khi lòng tin là sức mạnh

định nghĩa khái quát về inbound marketing

Sự tin tưởng là yếu tố then chốt cho mọi chiến lược chuyển đổi đồng thời cũng là nguyên tắc cốt lõi trong Inbound Marketing. 

Một lần bất tin, vạn lần bất tín. Những trải nghiệm xấu sẽ khiến khách hàng rời xa thương hiệu dù chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu. Ngược lại, khi chiếm được lòng tin và thiện cảm khách hàng, dù đối thủ vượt trội trong nhiều mặt, bạn vẫn đủ khả năng xoay vần thế cục. Tương tự, sự tin tưởng cũng là nguyên tắc cốt lõi của một chiến lược Inbound. Để hiểu thêm Inbound marketing là gì và cách hoạt động ra sao, hãy cùng Digit Matter tìm hiểu trong bài viết sau nhé:

Inbound marketing là chiến lược ‘mưa dầm thấm lâu’

Thay vì ‘hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn’, Inbound Marketing là hướng tới việc ‘giữ chân’ khách hàng tiềm năng với sự hỗ trợ và những trải nghiệm được làm mới không ngừng. Nói một cách ví von, những thương hiệu hoạt động theo trường pháp Inbound thường đóng vai trò như một kho tri thức mở. Bất cứ khi nào đối tượng mục tiêu gặp phải những băn khoăn và cần tìm giải đáp, bạn sẽ ở đó dẫn dắt và đưa ra những lời khuyên để họ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định. 

Điều đáng chú ý là những lời khuyên đưa ra không nên hướng tới mục đích bán hàng mà càng khách quan càng tốt. Mỗi khách hàng đều có suy nghĩ riêng của mình. Bạn có thể dẫn dắt họ suy nghĩ theo hướng có lợi cho thương hiệu nhưng không nên ép họ vào những lựa chọn đóng: mua hay không mua! 

Quyết định cuối cùng phải đến từ phía khách hàng sau khi đã cân nhắc, đắn đo. Nếu niềm tin chưa được thiết lập, quá gấp gáp trong việc bán hàng có thể khiến công sức trước đó đổ xuống sông xuống biển. Điều này cũng giống như một người 5 phút trước tự nhiên quan tâm, chăm sóc hay cư xử tốt với bạn chỉ để 5 phút sau mở miệng vay tiền. Đa phần, chúng ta đều có sự đề phòng, kháng cự khi gặp những trường hợp đó. Ngược lại nếu không ngừng giúp đỡ khách hàng bằng sự chân thành, cảm giác biết ơn sẽ khiến họ ngả về phía bạn dù đối thủ có thể nhỉnh hơn trong nhiều mặt.

inbound marketing, inbound marketing là gì

Vậy tóm lại, Inbound Marketing là gì?

Inbound marketing là gì và một vài định nghĩa thường gặp 

Inbound marketing là một ‘con voi’ có nhiều cách định nghĩa:

  • Đó có thể là quy trình tự động chăm sóc khách hàng với trọng tâm đặt nặng ở email (email automation) để ‘nuôi dưỡng’ những đối tượng tiềm năng hoặc thuyết phục khách cũ tiếp tục ‘mở hầu bao’ với những sản phẩm/ dịch vụ mới
  • Ở một góc nhìn khác, đưa những nội dung được cá nhân hóa đến từng đối tượng được gom nhóm dựa trên dữ liệu, Inbound có thể hiểu là hình thái mới tích hợp ưu điểm của Content Marketing và CRM
  • Hiểu bao quát hơn, Inbound Marketing có thể là sự xâu chuỗi các hoạt động tương tác qua nhiều kênh, đến từ nhiều bộ phận để mang lại những trải nghiệm tốt nhất xuyên suốt hành trình đi tìm giải pháp của khách hàng.

Dù hiểu theo cách nào đi nữa, mục tiêu cuối cùng của các hoạt động inbound đều xoay quanh việc thiết lập mối quan hệ dài hạn với xuất phát điểm là sự tin tưởng từ phía khách hàng. Mà lòng tin thì chẳng thể hình thành trong một sớm một chiều. Hãy nghĩ thử về những mối quan hệ cá nhân,  bạn sẽ thấy từ xa lạ đến thân quen, rồi từ thân quen đến tin tưởng tuyệt đối đó là cả một quá trình. Bởi vậy,  để xây dựng một mối quan hệ bền chặt cùng khách hàng, dưới đây là 3 giai đoạn tất yếu của một chiến dịch Inbound marketing

inbound marketing, inbound marketing là gì

-> Tham khảo thêm điểm khác biệt giữa outbound marketing và inbound marketing là gì!

Chiến lược Inbound marketing cho từng giai đoạn 

Để thương hiệu được tin yêu, tùy vào từng giai đoạn mà trọng tâm của mỗi kế hoạch sẽ có chút khác nhau:

Giai đoạn 1: Attract – Thu hút khách hàng

Mỗi khách hàng có sự nhận thức khác nhau về vấn đề họ đang đối mặt. Một số người có thể đã xác định được thứ mình cần, một số người vẫn còn quẩn quanh với những suy nghĩ chưa kịp định hình. Thế nên, trong giai đoạn này, muốn thu hút sự chú ý của khách hàng về phía mình, trước hết, doanh nghiệp phải có cái nhìn cặn kẽ về chân dung khách hàng cũng như họ đang ở đâu trên hành trình mua sắm:

  • Chân dung khách hàng giúp thương hiệu dễ dàng ‘nhập vai’ và tìm ra những insight cho từng nhóm đối tượng
  • Biết họ đang ‘tắc’ ở đâu trên hành trình trải nghiệm sẽ giúp bạn thu hẹp lại vấn đề từng nhóm đối tượng quan tâm

Từ đó bạn có thể tạo ra những chiến lược nội dung với định hướng phù hợp cho từng đối tượng để bước đầu tạo dựng sự uy tín của thương hiệu.

Giai đoạn 2: Engage – Tương tác trong Inbound Marketing

Ngay khi khách hàng tương tác với nội dung của bạn, giai đoạn thứ 2 bắt đầu. Lúc này, để củng cố mối quan hệ vừa ‘chớm nở’, dưới đây là 2 câu hỏi chiến lược mà thương hiệu cần trả lời:

  • Đâu là những vấn đề tiềm ẩn khiến khách hàng phải tìm đến ban?
  • Làm thế nào để bạn giúp khách hàng tiếp tục giải quyết các vấn đề của mình? 

Với những trải nghiệm được cá nhân hóa, những hướng dẫn gợi ý được ‘cài cắm’ qua những nội dung website như thể tư vấn 1:1, sự tin tưởng của khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với số lượt tương tác của họ. Khi thương hiệu ngày càng trở nên đáng tin hơn trong mắt khách hàng, nhiệm vụ của bạn lúc này là làm thế nào để loại bỏ những rào cản hay vấn đề khúc mắc ở câu hỏi ban đầu.

Theo thời gian và tương tác, những mong ước, nguyện vọng cùng mối bận tâm của khách hàng sẽ ngày càng trở nên rõ nét. Càng giúp họ tìm ra lời giải cho những vấn đề của mình, mối quan hệ giữa thương hiệu – khách hàng càng trở nên bền chặt.

Giai đoạn 3: Delight – Làm hài lòng

Khi đối tượng mục tiêu đã chuyển đổi thành khách hàng. Đừng dừng lại ở đó mà hãy trở thành một người bạn đồng hành giúp họ tiếp tục giải quyết những thách thức gặp phải trong tương lai. Một người bạn tốt không giúp người vì lợi ích cá nhân. Một người bạn tốt sẽ luôn vô tư vươn tay hỗ trợ khi cần. Thương hiệu cũng vậy. Chính điều này cũng sẽ là yếu tố giữ chân khách hàng đồng thời biến họ thành ‘đại sứ’ quảng cáo cho chính doanh nghiệp!

Inbound marketing là chiến lược tiếp cận từ mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng. Lý thuyết là vậy nhưng để triển khai thì khó vô cùng. Đặc biệt với mỗi mô hình doanh nghiệp hay lĩnh vực khác nhau, cách áp dụng lại có thể càng thêm đơn giản hoặc phức tạp. Bởi vậy nếu bạn đang có ý định ứng dụng Inbound Marketing cho doanh nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu cụ thể ra sao, hãy chia sẻ với Digit Matter vài dòng băn khoăn để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu nhé!

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.