Checklist quan trọng để thiết kế landing page đem lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo Google.

Checklist quan trọng để thiết kế landing page đem lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo Google

Bên cạnh thu hẹp các yếu tố trong nhóm từ khóa hay cách nhắm đối tượng, thiết kế landing page cũng là một bước quan trọng trong tối ưu quảng cáo Google ads. Hãy nghĩ thử mà xem, sẽ thế nào khi bạn tốn bao nhiêu tâm huyết để đưa đối tượng mục tiêu về landing page nhưng họ lại thoát ra nhanh chóng trước khi kịp tìm hiểu các ‘đề nghị’ của bạn?

Hãy thử kiểm tra nhanh trong phần tracking nhé, liệu bao nhiêu phần trăm số người truy cập website của bạn ‘lướt’ được 25% – 50%- 75% hay 100% landing page? Liệu họ có thoát ra trước khi cần đọc những tính năng quan trọng nhất hay không? Tất nhiên nếu điều này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố ví dụ nhu ‘traffic đầu vào’:

  • Nếu sai đối tượng ngay từ ban đầu, vấn đề không nằm ở landing page. 
  • Nếu chiến dịch đã trải qua 1 thời gian chạy thử đủ dài – các từ khóa phủ định được thêm vào, các nhóm từ khóa khó chuyển đổi đã được tắt, các báo cáo được phân tích dựa trên lead thực tế nhưng số lượng lead vẫn chưa tối ưu, đã đến lúc phải nhìn kỹ hơn về landing page.

Về lâu về dài, không chỉ là những cơ hội bị bỏ lỡ, những đối tượng tiềm năng ‘bị đánh rơi’ mà landing page còn ảnh hưởng đến điểm chất lượng của chiến dịch quảng cáo. Và bởi điểm chất lượng sẽ tỷ lệ nghịch với giá thầu – điểm càng thấp, chi phí càng cao để đạt được kết quả không đổi, thế nên nếu đã làm tốt các bước còn lại, bạn cũng nên tối ưu đến tận cùng trải nghiệm khách hàng trên landing page!

Cũng như chạy quảng cáo Google Ads Search, landing page cũng cần được thử nghiệm và điều chỉnh liên tục dựa trên kết quả thực tế. Tuy nhiên trước khi bắt đầu ‘đổ tiền vào chạy’ doanh nghiệp cũng nên cân nhắc về checklist dưới đây nhé! 

1. Đảm bảo thông điệp khi chạy quảng cáo Google nhất quán với những nội dung ‘cài cắm’ trên landing page 

Quảng cáo tìm kiếm (Google ads search) có tác động trực tiếp tới tỷ lệ chuyển đổi trên landing page. Khi những ‘lời hứa’, thông tin mang tính điều hướng trên mẫu quảng cáo khác xa với những gì được thể hiện trên landing page, đối tượng mục tiêu có thể ‘nảy ngược’ ra ngay vì tưởng như ‘vào nhầm website’. 

Thoạt nghe bạn có thể thấy điều này không quá phổ biến. Nhưng thực tế đây lại là ‘lỗi’ khá thường gặp khi chúng ta sa đà vào viết các mẫu quảng cáo dựa trên 1 phần tính năng sản phẩm. Ví dụ bạn đang chạy quảng cáo cho các dịch vụ phần mềm ERP và bắt đầu với các từ khóa như ‘quản trị công việc’, ‘quản trị nhân sự’… Nếu họ bị thu hút bởi các từ khóa đó theo cách thường gặp – ‘phần mềm quản trị công việc + tên thương hiệu’, họ có thể sẽ cảm thấy ‘bị lừa’ khi đập vào mắt họ là landing page bán phần mềm ERP!

Bởi vậy, hãy khôn khéo khi viết ad text để tránh tạo ra những kỳ vọng giả hoặc sai lệch cho đối tượng mục tiêu. Hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng mà xem, liệu bạn sẽ kỳ vọng điều gì khi đọc các mẫu quảng cáo của mình? Và liệu những mường tượng khái quát đó đã được đáp ứng ngay những phần đầu của landing page?

Thế nên khi thiết kế landing page cho các chiến dịch quảng cáo hoặc ngược lại, viết ad text để tối đa cơ hội chuyển đổi trên landing page, hãy:

  • Quản trị kỳ vọng để đảm bảo những trải nghiệm xuyên suốt của đối tượng mục tiêu từ lúc họ được tiếp cận cho tới tìm hiểu các nội dung trong landing page.
  • Đảm bảo các CTA được dùng ở mẫu quảng cáo nhất quán với CTA được thể hiện trên landing page – ví dụ đăng ký ngay để được ưu đãi. Điều dẫn họ về landing page của bạn cũng có thể sẽ là ‘vũ khí chốt deal’ khi họ bị thuyết phục sâu hơn trên landing page
  • Nếu có thể, hãy giữ headline trên landing page đồng bộ với nội dung trên tiêu đề quảng cáo

Suy cho cùng, landing page mới là nút thắt lớn nhất trong phễu chuyển đổi của một chiến dịch!

2. Kiểm tra độ tương thích của landing page với mobile

Checklist quan trọng để thiết kế landing page đem lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo Google

Landing page của bạn phải thật thân thiện với trải nghiệm di động, đây là điều kiện không thể thỏa hiệp khi smartphone đã gần như phổ biến cho mọi đối tượng.

Ở một góc độ nào đó, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ chuyển đổi trên phiên bản desktop thường cao hơn hoặc lượng search trên mobile thường thấp hơn. Thế nhưng dù đúng dù sai, chúng ta cũng không nên ‘bỏ sót’ những nguồn traffic tiềm năng – trừ khi bạn đã tối ưu hoàn toàn nhưng dữ liệu trả về chỉ ra rằng bạn cần loại bỏ thiết bị mobile ra khỏi chiến dịch!

Quay lại với việc thiết kế landing page, với màn hình nhỏ hơn, hạn chế hơn trong cách điều hướng so với desktop, bạn cần thật sự cân nhắc về việc sắp xếp lại các thành tố để không chỉ dễ đọc, dễ hiểu mà còn dễ bị ‘kích thích’ bởi các CTA. Đôi lúc điều đó có thể đi kèm với việc đánh đổi một số hình ảnh, yếu tố hay các chuyển động dư thừa trong thiết kế!

Và nếu có thể, hãy phát triển nhiều hơn 1 bản landing page để testing. Việc linh động sắp xếp lại cấu trúc, bố cục hiển thị cùng các yếu tố thiết kế, nội dung cũng là cách tốt nhất để có được một landing page hoàn hảo!

Nếu bạn chưa biết triển khai testing ra sao cho tiết kiệm, tối ưu và hiệu quả, hãy để lại thông tin ngay tại form liên hệ để được Digit Matter hỗ trợ tư vấn nhé!

3. Khi thiết kế landing page, CTAs là yếu tố quan trọng nhất

Bạn muốn đối tượng mục tiêu thực hiện hành vi nào khi truy cập landing page? Nếu không đưa cho họ những CTA rõ nét, có thể họ sẽ đi ‘lòng vòng’ trên landing page một hồi rồi thoát ra!

Về cách đặt CTAs trong bố cục tổng thể, có một vài gợi ý doanh nghiệp có thể cân nhắc:

  • CTAs nhất quán với nội dung quảng cáo trên Google ads để khuyến khích đối tượng ‘đi thêm bước nữa’ trước khi chốt deal (như đã đề cập trước đó)
  • Đảm bảo CTAs hài hòa với tông giọng và phong cách giao tiếp của doanh nghiệp. Việc tạo ra sự nhất quán trong tổng thể có thể sẽ tạo ra tính cộng hưởng và sự chú ý cao hon
  • Hãy đặt CTA ở những vị trí thường gặp hay được tách riêng với bố cục rõ ràng và có điểm nhấn. Như vậy đối tượng mục tiêu sẽ không bị bỏ sót khi lướt nhanh qua các nội dung
  • Nếu không muốn đặt CTA lặp đi lặp lại xuyên suốt landing page, hãy cố định chúng bằng những pop-up nổi, để đối tượng mục tiêu có thể điền form đăng ký bất kỳ lúc nào!

4. Đừng để tốc độ trên trang trở thành chướng ngại

Checklist quan trọng để thiết kế landing page đem lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo Google

Tốc độ trang là yếu tố khiến 69% khách hàng ‘mất hứng’ khi bạn đã thành công thu hút sự chú ý của họ trên các mẫu quảng cáo Google ads. Nếu phải mất 3-5 giây để load trang trên điện thoại, điều này cũng đồng nghĩa bạn đang chi một phần lớn ngân sách không vì điều gì cả! Thêm vào đó, tốc độ tải trang cũng gây ảnh hưởng tới điểm chất lượng trong Google Ads Search và có thể làm tăng giá thầu!

Cùng với việc tối ưu thiết kế landing page, việc tối thiểu hóa các yếu tố gây ‘khó chịu’ cho người dùng cũng quan trọng không kém. Bởi vậy hãy cố gắng giảm tải gánh nặng cho landing page của bạn với các thiết kế, hình ảnh đơn giản – nhẹ nhưng không trông vỡ nét khi bị tự động nén bởi tốc độ mạng. Nếu có thể, hãy tham khảo thêm các gợi ý từ Google để làm nhẹ tốc độ load trang nhé!

5. Hãy cân nhắc về cấu trúc landing page

Đối tượng mục tiêu sẽ điền form hay thực hiện các hành động bạn muốn khi và chỉ khi họ bị thuyết phục. Bởi vậy khi thiết kế cấu trúc landing page, hãy cố gắng:

  • Form đăng ký nên xuất hiện ngay từ bố cục đầu tiên để đối tượng mục tiêu có thể  nhìn thấy ngay khi trang vừa load
  • Đảm bảo tính tiếp nối của mạch nội dung để tạo ra trọng lực đọc, kéo họ tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Một trong những gợi ý khi làm nội dung cho landing page là dự đoán những băn khoăn của họ, khéo léo đặt để và trả lời ngay khi những suy nghĩ đó vừa nảy ra trong đầu khách hàng!
  • Đa dạng hóa các thành tố hình ảnh – chẳng hạn video, hình ảnh, infographic… để duy trì sự thích thú của đối tượng. Trong đó các landing page chứa video thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn các trang thông thường. Bên cạnh đó bạn cũng nên dùng các màu sắc với độ tương phản cao để tạo độ dịu mắt cho người xem.
  • Các nút CTA có thể phân bổ ở nhiều vị trí khác nhau để gia tăng khả năng chuyển đổi khi nhu cầu vừa xuất hiện. Đối lúc doanh nghiệp có thể thử các tính năng khác thay vì điền form – ví dụ gọi điện tư vấn khi nhắm đến đối tượng đang trực tuyến bằng điện thoại
  • Nội dung form ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào thông tin trọng điểm, không phức tạp hay qua nhiều bước. 

Đa số các marketer đều tập trung vào tối ưu quảng cáo mà quên đi mất landing page mới là nơi thuyết phục đối tượng mục tiêu để lại thông tin. Nếu đã làm mọi cách để nhắm chuẩn từ khóa, đối tượng nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, đã đến lúc doanh nghiệp cần đánh giá lại tính thân thiện của landing page rồi đấy!

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn gỡ rối một phần nào đó trong tối ưu các chiến dịch quảng cáo Google. Nếu bạn đã làm hết những cách trên những vẫn chưa tối ưu hiệu quả, hãy cùng Digit Matter bóc tách từng vấn đề qua các dịch vụ performance marketing nhé!

Tư vấn nhanh về các dịch vụ quảng cáo của Digit Matter!

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.