Kế hoạch digital marketing mùa siêu sales cuối năm – 5 xu hướng trọng điểm để sẵn sàng cho ngày trở lại

Kế hoạch digital marketing: 5 xu hướng trọng điểm để sẵn sàng cho mùa siêu sales cuối năm!

Để sẵn sàng cho sự bật dậy trong các đợt siêu sales cuối năm & Tết, doanh nghiệp cần lên kế hoạch digital marketing từ sớm ngay cả khi tình hình đại dịch đang khiến nhiều khu vực ‘đứng yên’ trong ngắn hạn. Bởi lẽ, để cạnh tranh trong mùa sôi động nhất trong năm, bí quyết chiến thắng không phải là sự khổng lồ trong ngân sách mà là sự chuẩn bị kỹ càng và tính bài bản trong chiến lược. 

Cùng Digit Matter khám phá 5 xu hướng quan trọng trong hoạch định chiến lược media mùa lễ qua bài viết dưới đây nhé!

Xu hướng 1: Người tiêu dùng lên kế hoạch mua sắm từ ‘rất sớm’ cho các đợt Mega Sales. Doanh nghiệp cần chọn đúng ‘điểm rơi’ để đẩy mạnh quảng cáo

Siêu sales 9-9, 10-10, 11-11 rồi cuối năm… người tiêu dùng không đợi đến sát ngày mới bắt đầu tìm hiểu mà đã lên kế hoạch sắm sửa từ trước đó nhiều ngày. Đặc biệt là sau các đợt ảnh hưởng của đại dịch khiến người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ‘chi tiêu thông minh’ hơn và bớt phần tùy hứng.

Trên thực tế, 84% người tiêu dùng đã lên danh sách mua sắm từ nhiều ngày trước các sự kiện ‘giảm giá’. Với các dịp 9-9, 10-10, 11-11, cứ 5 người lại có 1 người lên danh sách mua sắm ít nhất 1 tuần trước đó, và có tới 50% đã bắt đầu rục rịch ‘thêm hàng vào giỏ’ trước ngày ‘hạ giá’ vài ngày! 

Bởi vậy nếu muốn ‘tận dụng’ làn sóng mua sắm này, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch digital marketing 7-10 ngày trước thời điểm siêu sales để có thể tiếp cận ‘túi tiền’ của người tiêu dùng ngay trong giai đoạn đang khám phá, cân nhắc. Dựa trên số liệu 2020, các ngành hàng thường hưởng lợi trong dịp siêu sales cuối năm sẽ được phân bố cụ thể như sau:

  • Ngày 9-9: ngành thời trang, sức khỏe, làm đẹp, điện tử, nội thất và dụng cụ gia đình
  • Ngày 10-10, 11-11: điện tử, thể thao, đồ chơi cho trẻ em, đồ ăn & thực phẩm

Dựa trên đặc thù của từng thời điểm, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lập kế hoạch digital marketing và chọn ‘điểm rơi’ phù hợp để đẩy mạnh ngân sách!

Riêng về hành vi tiêu dùng dịp Tết, khách hàng thường có xu hướng tìm cách ‘tối ưu’ cho số tiền bỏ ra và tối đa những gia trị thu về. 83% người tiêu dùng thường trông chờ vào các đợt ‘đại hạ giá’ trong thời gian này, chỉ có một số lượng rất ít ‘miễn dịch’ hoàn toàn với các mức giá hời ngày Tết. 

Và xét về thời điểm mua sắm, 97% người tiêu dùng thường lên kế hoạch mua sắm từ 40 ngày cận Tết với các mặt hàng phi thực phẩm. Còn những mặt hàng có ‘hạn ngắn’ như thực phẩm, kế hoạch sắm sửa thường diễn ra trong 20 ngày trước thềm năm mới.

Thế nên đứng dưới góc độ doanh nghiệp, khoảng thời gian 40-20 ngày trước tết là thiểm điểm vàng để đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh media, với sự đa dạng về nội dung và các hoạt động bổ trợ tối ưu trải nghiệm khách hàng. Cụ thế ra sao, hãy tiếp tục cùng Digit Matter thảo luận trong 4 xu hướng tiếp theo nhé!

Xu hướng 2: Người tiêu dùng ngày càng tận hưởng quá trình ‘khám phá’. Lập kế hoạch digital marketing, doanh nghiệp phải khai thác đúng kênh và định dạng quảng cáo

Kế hoạch digital marketing: 5 xu hướng trọng điểm để sẵn sàng cho mùa siêu sales cuối năm!

Cùng với hệ thống CRM, machine learning, và công cụ automation, các trang thương mại điện tử hay ứng dụng quảng cáo ngày càng chính xác trong việc đưa ra các gợi ý về sản phẩm/ dịch vụ gần với sở thích cá nhân. Đây cũng là một trong những yếu tố mang tính thúc đẩy hành vi mua sắm của đại đa số!

Theo nghiên cứu mới nhất, 70% khách hàng thừa nhận việc cá nhân hóa trong các gợi ý giúp ích rất nhiều trong quá trình khám phá sản phẩm/ dịch vụ mới. Việc tiếp nhận các gợi ý một cách tự nhiên qua mạng xã hội – Facebook chẳng hạn, sẽ khiến người tiêu dùng ‘ngẫu nhiên’ biết đến những lựa chọn mới. Lấy ví dụ trong các chiến dịch Tết:

  • 42% người tiêu dùng sẽ khám phá thêm ít nhất 1 sản phẩm/ dịch vụ họ chưa từng chủ động tìm kiếm
  • 39% tìm hiểu thêm tối thiểu 1 sản phẩm họ chưa biết tới
  • 39% chú ý tới 1 thương hiệu họ chưa nghe thấy bao giờ

Hãy thử nghĩ mà xem, liệu bạn có bao giờ bị Facebook điều hướng về các trang thương mại điện tử trong các dịch siêu sales bởi những ‘cảm hứng’ không bao giờ hết?

Nếu lập kế hoạch digital marketing trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định đâu là những kênh chủ đạo. Trong bài viết về 3 chiến lược digital marketing tối ưu cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn, Digit Matter cũng đã đề cập đến 2 khái niệm must-win-channel và nice-to-have channel, nếu có thời gian, hãy dành khoảng 5-7 phút tìm hiểu thêm nhé!

Quay về chủ đề, làm thế nào để tối đa hiệu quả quảng cáo trong giai đoạn ‘khám phá’, ‘cân nhắc’ của đối tượng mục tiêu, các nền tảng quảng cáo trong hệ sinh thái Facebook có thể là một lựa chọn bởi lẽ:

  • Người tiêu dùng giữ thói quen lên mạng xã hội để tìm lời khuyên và tìm cảm hứng mua sắm
  • Xét về đồ hiệu quả trong giai đoạn khám phá, cân nhắc, mạng xã hội như Facebook, Instagram có hiệu quả gấp 1.5 lần các công cụ tìm kiếm và 2.2 các trang thương mại điện tử

Bởi vậy chỉ cần ‘bắt’ được sự chú ý của họ qua các định dạng quảng cáo sáng tạo, doanh nghiệp đã thành công 1 nửa trong quá trình ‘bán hàng’. Vì theo kết quả khảo sát các chiến dịch siêu sales và kết trong cùng kỳ năm ngoái, 64% người tiêu dùng sẽ ‘mua sản phẩm’ ngay sau quá trình khám phá dù Gen X phần nào có thói quen so sánh và tìm hiểu chi tiết thông tin hơn!

Một vài ngành hàng thường có quá trình quyết định nhanh ngay sau khi đối tượng mục tiêu bị ‘khơi dậy’ cảm hứng có thể kể tới: làm đẹp (thời trang, mỹ phẩm, trang sức), thức ăn (bánh kẹo, nước uống, nhà hàng), hay vật dụng gia đình. Với những ngành hàng này, gu cá nhân và tính thẩm mỹ thường mang yếu tố quyết định bởi vậy các mẫu quảng cáo cần có sự trau chuốt về hình ảnh và đa dạng về format.

Nếu tận dụng mạng xã hội làm kênh chính, live stream có thể sẽ là điểm chạm hiệu quả đối với phân khúc trung niên khi 41% nguồn doanh thu từ đối tượng này được tính cho các buổi phát sóng trực tiếp. Bên cạnh đó kết hợp với KOL cũng là một trong những xu hướng không thể bỏ qua khi có tới 35% người tiêu dùng bị ảnh hưởng một cách ‘tự nhiên’ qua người nổi tiếng trong các dịp sắm sửa cuối năm!

Xu hướng 3: kế hoạch digital marketing cần được thực thi bởi những nội dung mang tính trải nghiệm 

Các đợt siêu sales hay Tết không phải chỉ có quảng cáo về ‘ưu đãi’ khuyến mại. Điều cốt yếu khi triển khai các hoạt động sáng tạo trong thời điểm này là phải tạo được ‘không khí tiêu tiền’. 46% người tiêu dùng ‘hưởng thụ’ cảm giác vừa kích thích, vừa thú vị của các ‘mùa lễ’ cuối năm. 42% người tiêu dùng cũng mong muốn tham gia vào các trò chơi, mini game của thương hiệu họ theo dõi.

Đặc biệt là giới trẻ. Các hoạt động càng mang tính trải nghiệm cao, càng thu hút sự chú ý của họ:

  • 52% sẽ mua trực tiếp qua live stream
  • 39% tham gia trò chơi có tính tương tác cao
  • 38% muốn thấy sự kiện tài trợ bởi thương hiệu
  • 35% muốn thấy nội dung tài trợ từ ng nổi tiếng

Ngoài ra video cũng là định dạng nội dung không thể thiếu. Các quảng cáo xuất hiện ‘vào lúc cao trào’ giữa video sẽ là cách thức tiếp cận khá hiệu quả khi 84% người tiêu dùng ‘vô tình tìm hiểu’ các sản phẩm/ dịch vụ mới khi đang thưởng thức video. Nhìn chung vào dịp cuối năm, các video hài hay ca nhạc sẽ là ‘điểm neo’ tốt nhất cho mọi đối tượng. 

  • Với nhóm trên 35 tuổi, các truyền hình thực tế hay giáo dục, thể thao sẽ là chủ đề ‘thu hút’ sự quan tâm của họ nhất – đồng thời cũng là thời điểm giúp doanh nghiệp dễ ‘len lỏi’ vào tâm trí của họ mà không quá tốn công
  • Với nhóm dưới 35 tuổi thì các nội dung lôi cuốn nhất vẫn là video về review sản phẩm hoặc gaming.

Xác định đúng chủ đề để ‘lồng ghép’ sản phẩm vào trong thời gian trình chiếu video sẽ giúp tối thiểu hóa ngân sách đề ra và tối đa hóa đơn hàng thu được trên 1 đồng chi phí!

Xu hướng 4: người tiêu dùng đề cao tính ‘chân thật’ và dễ bị ảnh hưởng bởi KOLs. Hợp tác với người nổi tiếng tiếp tục là xu hướng quảng cáo cuối năm.

Kế hoạch digital marketing: 5 xu hướng trọng điểm để sẵn sàng cho mùa siêu sales cuối năm!

Những năm gần đây, sức ảnh hưởng của KOLs trong các chiến dịch digital marketing đang ngày càng lớn! Và xét về các quốc gia ‘láng giềng’ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, vai trò của người nổi tiếng trong việc kết nối người tiêu dùng – thương hiệu ở Việt Nam lại càng có ‘sức nặng’ hơn.

Theo khảo sát, 85% quyết định mua sắm thường bị ‘khơi dậy’ bởi những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Theo phản hồi trong cùng khảo sát về những người ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng: 

  • 50% là những người nổi tiếng
  • 30% là những người có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng
  • 30% là những người có sở thích tương tự

Thông qua họ, người tiêu dùng thường có thể khám phá, bắt kịp những trào lưu mới, biết thêm nhiều điều thú vị và được truyền cảm hứng nhiều hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà kinh nghiệm và ý kiến chuyên môn có thể thay đổi hoàn toàn ‘thế giới quan’ của đại đa số. 

Khi triển khai các chiến dịch digital marketing trong thời điểm này, nếu muốn hợp tác cùng KOLs, hãy dùng họ để đưa tới đối tượng mục tiêu những nội dung thú vị trong dịp Tết hoặc thông báo về các đại sự kiện siêu sales trong các ngày 9-9, 10-10, 11-11…

Xu hướng 5: Trải nghiệm khách hàng phải đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần gạt bỏ hoàn toàn các rào cản mua sắm

Trải nghiệm khách hàng CX là một trong những yếu tố ngày càng được đặt nặng trong chiến lược kinh doanh những năm gần đây, nhất là sau đợt bùng phát đầu tiên cuối 2019 và làn sóng chuyển đổi số sau đó! Thay vì đến trực tiếp cửa hàng, người tiêu dùng bắt đầu chuyển qua mua sắm trực tuyến nhiều hơn. 

84% người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mới qua điện thoại và 81% mua hàng trực tiếp trên đó. Tuy nhiên sự ‘di cư’ vội vàng của nhiều doanh nghiệp lên nền tảng số cũng mang theo nhiều ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm khách hàng khi:

  • 34% người tiêu dùng phàn nàn về việc website bị đứng khi dùng điện thoại
  • 33% cảm thấy thất vọng về chất lượng hình ảnh và độ thẩm mỹ trên website
  • 32% không đủ kiên nhẫn với tốc độ load trang của website doanh nghiệp

Và còn nhiều yếu tố cần lưu ý khác mà nếu có thời gian, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: ‘7 lưu ý để có một website eCommerce dễ dàng chốt đơn!.

Bên cạnh vấn đề về website, độ tương thích điện thoại, tính thẩm mỹ, user flow không tối ưu, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến cách tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Dưới đây là một vài kỳ vọng cần đáp ứng để tối đa trải nghiệm mua sắm của đối tượng mục tiêu trong các dịp mega sales:  

  • 85% cần đảm bảo về thời gian vận chuyển. Nghĩ thử mà xem, liệu cảm giác của bạn khi mua một món đồ mới sẽ háo hức, chờ mong đến như thế nào?
  • 82% đòi hỏi về thông tin số lượng sản phẩm còn lại trong kho thay vì được gọi điện ‘báo hết’ hoặc phải chờ
  • 84% quan tâm đến cách doanh nghiệp chăm sóc khách hàng và 88% sẽ mua nhiều hơn khi có thể liên hệ dễ dàng với doanh nghiệp. Liên hệ về trải nghiệm thực tế, chắc hẳn chẳng ai muốn phải chờ đợi để được phản hồi những câu hỏi, thắc mắc của mình phải không? Sự chậm trễ trong cách chăm sóc đôi khi cũng là nguyên do khiến doanh nghiệp ‘mất khách’ một cách ‘oan ức’ sau khi đã chú trọng đầu tư vào các kế hoạch digital marketing!
  • 89% sẽ chi tiền cho sản phẩm/ dịch vụ nếu nhận được những phản hồi tốt. Các trang thương mại điện tử thường làm rất tốt trong việc này khi các phản hồi, đánh giá của khách hàng đã mua trước đó lại là cơ sở ‘đáng tin’ cho những đối tượng quan tâm!

Để chớp lấy những ‘cơ hội’ cuối năm, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị từ sớm. Dù ngay thời điểm hiện tại, rất khó đưa ra những dự đoán rõ ràng về ảnh hưởng dịch bệnh những ngày tiếp theo, thế nhưng doanh nghiệp luôn có những lựa chọn – những kịch bản cho nhiều viễn cảnh khác nhau.

Để sẵn sàng cho những chiến dịch mega sales cuối năm hay lễ Tết, cùng kế hoạch digital marketing minh bạch, hiệu quả, tối ưu ngân sách trên các nền tảng social media và adwords, hãy chia sẻ cho chúng tôi mục tiêu của bạn qua Form bên dưới và thảo luận sâu thêm ở bước tiếp theo nhé!

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.