Inbound marketing là gì? Cách triển khai ra sao để giúp doanh nghiệp B2B tối đa tỷ lệ chuyển đổi?

inbound marketing là gì, cách triển khai inbound marketing ra sao

Inbound marketing là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp B2B triển khai hiệu quả các hoạt động inbound? Để có cái nhìn tường tận về Inbound marketing cũng như lý do vì sao các ngành dịch vụ nên chuyển dần trọng tâm từ phương thức truyền thống sang inbound marketing trước khi quá trễ, hãy cùng Digit Matter tìm hiểu cặn kẽ trong 13 phút dưới đây!

Trước hết, hãy bắt đầu từ khái niệm cơ bản nhất – định nghĩa inbound marketing!

Inbound marketing là gì? 

Inbound marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên thông qua:

  • Những nội dung hữu ích mang tính cá nhân cao, giúp đối tượng mục tiêu tháo gỡ những khó khăn đang cần tìm giải pháp đồng thời định hướng họ một cách khéo léo đến những quyết định có lợi cho thương hiệu
  • Mối quan hệ bền chặt với khách hàng dựa trên sự tin tưởng, khiến mỗi khi gặp vấn đề trong lĩnh vực liên quan, họ lại coi thương hiệu như một chuyên gia để tham vấn
  • Những trải nghiệm tối ưu trong suốt hành trình khách hàng (customer journey) để dù giá trị thương hiệu cung cấp có kém hơn đối thủ một chút, đối tượng mục tiêu vẫn dành sự ưu ái cho bạn vì chất lượng dịch vụ vượt trội.

Nói cách khác, Inbound marketing là cách thương hiệu giúp khách hàng tiềm năng giải quyết những khó khăn họ đang gặp phải thông qua những lời khuyên, hướng dẫn chi tiết, từ đó, dần dần chiếm được lòng tin, sự ưu ái, biến họ thành khách hàng trung thành và quảng bá cho chính doanh nghiệp!

Liên tưởng đến thực tế, sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn có người quen làm bác sĩ. Mỗi khi có biểu hiện bất thường chưa thể đi khám, chỉ một cú điện thoại, họ có thể giúp bạn ‘chẩn đoán’ và đưa ra lời khuyên phù hợp. Đa phần, chúng ta sẽ nghe theo bởi họ là chuyên gia trong ‘điểm mù’ của bạn. 

Inbound marketing cũng thế, khi đã khẳng định được tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động, mọi đề xuất từ phía thương hiệu đều có sức sức nặng và không ít thì nhiều, ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của đối tượng hướng tới. Điều này cũng giống như cùng một quan điểm, khi nghe thầy giáo/ người nổi tiếng nói ra sẽ đáng tin hơn rất nhiều!

Lý thuyết tổng quan là vậy nhưng inbound marketing triển khai thực tế ra sao?

Những hoạt động chính khi thương hiệu triển khai inbound marketing

Inbound marketing chỉ là phương pháp luận mới, về bản chất, inbound marketing vẫn triển khai trên những nền tảng không mấy xa lạ như Content marketing, Social Marketing, Email marketing, SEO. Tuy nhiên, thay vì triển khai một cách rời rạc, tủn mủn, các hoạt động này được xâu chuỗi mạch lạc với nhau thông qua hệ thống CRM – hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng từ đó thiết lập các công thức tự động hóa.

Inbound marketing là gì? Cách triển khai ra sao để giúp doanh nghiệp B2B tối đa tỷ lệ chuyển đổi? 1

Các hoạt động chính của inbound marketing sẽ bắt đầu từ:

  • Content marketing – những nội dung hữu ích được phát triển riêng cho từng nhóm đối tượng
  • SEO – giúp thương hiệu xuất hiện một cách tự nhiên trong tầm mắt khách hàng thông qua quá trình phân tích tỉ mẩn nhu cầu tìm kiếm của từng nhóm khách hàng tiềm năng
  • Social Marketing – đưa những nội dung chọn lọc tới khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội như Facebook, Linkedin, Twitter…
  • Email marketing – chăm sóc những đối tượng đã để lại lead bằng những nội dung mang tính cá nhân cao để ‘dẫn dắt’ họ tới những quyết định có lợi cho thương hiệu
  • Marketing automation – sử dụng các phương pháp tự động hóa gửi email marketing hay remarketing trên mạng xã hội dựa theo hành vi người dùng và những kịch bản đã được xây dựng trước đó dựa trên lịch sử dữ liệu
  • Tích hợp CRM – kết nối dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau từ social, analytics, phần mềm gửi email marketing để đánh giá tiềm năng chuyển đối của danh sách khách hàng qua hệ thống chấm điểm. Từ đó, loại bỏ những đối tượng có độ khả thi thấp và chuyển cho sales những lead có thể gọi điện tư vấn ngay!
  • Và còn nhiều hơn nữa tùy theo đặc thù lĩnh vực doanh nghiệp hay độ phức tạp trong mô hình kinh doanh!

Vậy điểm khác biệt giữa outbound marketing và Inbound marketing là gì?

Nếu inbound marketing là phương pháp ‘kéo’ đối tượng mục tiêu một cách tự nhiên thông qua sự phối hợp của nhiều nền tảng dựa trên sự điều phối từ hệ thống CRM thì outbound marketing là phương pháp ứng dụng các nền tảng này để ‘đẩy’ thông điệp tới đám đông có khả năng bao chứa đối tượng hướng tới. Đám đông càng nhỏ, càng chính xác, khả năng chuyển đổi của outbound marketing càng cao. 

Có thể nói, Outbound marketing và Inbound marketing thực tế là 2 phương pháp luận với ‘bộ công cụ’ trùng nhau đến 80%. Nếu ví inbound và outbound marketing như dịch vụ sửa xe thì:

  • Outbound marketing là những người thợ dày dặn kinh nghiệm đang tự tay sửa chữa với những công cụ có sẵn. 
  • Cũng là bộ công cụ ấy, inbound marketing là hệ thống máy móc được lắp ráp với nhau để tự động sửa chữa dựa trên tình trạng chiếc xe và cơ sở dữ liệu được lập trình sẵn!

Tuy nhiên điều này không có nghĩa inbound marketing là phương pháp vượt trội hơn so với outbound marketing. Theo khảo sát về các doanh nghiệp ứng dụng 2 trường phái này:

  • Inbound marketing: 75% khẳng định inbound marketing hiệu quả với doanh nghiệp của họ nhưng có 25% còn chưa nhìn thấy điều này
  • Outbound marketing: 62% kiên trì với tính hiệu quả của outbound marketing nhưng có tới 38% doanh nghiệp tham gia khảo sát phản bác điều này

Điều này cho thấy, không có giải pháp nào là tối ưu cho mọi trường hợp, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng. Dưới đây là 6 điểm khác biệt giúp bạn nhận định đâu là chiến lược inbound marketing và outbound marketing. Tiếp đó sẽ là những ưu nhược điểm của 2 phương pháp này!

Điểm khác biệt giữa outbound marketing và inbound marketing là gì?

Để có cái nhìn cụ thể hơn về những điểm khác biệt nêu trên, tham khảo thêm tại bài viết ‘so sánh inbound marketing và outbound marketing

Ưu thế và hạn chế của Inbound marketing là gì?

Ưu điểm của chiến lược Inbound Marketing là tính hiệu quả dài hạn. Với inbound marketing, bán được hàng/ dịch vụ không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là bước đầu tiên cho mối quan hệ lâu dài. 

Bằng việc mang đến những trải nghiệm hài lòng xuyên suốt quá trình tìm hiểu, ra quyết định của họ (customer journey) cũng như những hành động chăm sóc ngay cả khi họ đã chuyển đổi thành công, doanh nghiệp không chỉ biến người lạ thành khách hàng thân thiết mà còn khiến họ quảng bá thương hiệu tới bạn bè, người thân. 

Đặc biệt, với những ngành hàng mà sản phẩm/ dịch vụ có giá trị lớn, khác biệt về chất lượng và đòi hỏi sự tin tưởng cao, inbound marketing sẽ là phương thức giúp doanh nghiệp ‘vất vả’ một lần nhưng ‘thu hoạch’ bền vững. 

Hãy nghĩ thử về những lĩnh vực mà mỗi quyết định đều cần được cân nhắc kỹ càng như giáo dục, du học, bất động sản, thẩm mỹ hoặc các doanh nghiệp B2B đi, liệu đâu mới là yếu tố khiến bạn ‘gật đầu’?! Liệu bạn có ‘ấn nút thanh toán’ dễ dàng như khi mua sắm một món đồ phụ kiện, thời trang không?! Khi chưa tạo được sự uy tín trong tâm trí khách hàng, có thể nói, đây là những ngành chuyển đổi ‘khó như lên trời’.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, inbound marketing cũng có những hạn chế như cần thời gian vì lòng tin từ 2 phía không phải là điều có thể dễ dàng thiết lập chỉ trong sớm chiều. Thế nên trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể chưa nhìn thấy hiệu quả ngay và vẫn cần những hoạt động outbound marketing bổ trợ! 

Ưu thế và hạn chế của outbound marketing là gì?

Ưu điểm chính của outbound marketing là hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi kết hợp với các hoạt động offline hay ưu đãi, khuyến mại. Bởi vậy, outbound marketing thường được sử dụng nhiều cho các chiến dịch branding, tái tung thương hiệu hay thực hiện song song cùng chiến dịch tổng. Ngoài ra, với những ngành hàng có vòng đời ngắn, món đồ giới hạn, độc quyền hay quyết định mua hàng không quá phức tạp, outbound cũng là phương pháp tiếp cận có hiệu suất chuyển đổi cao!

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào outbound marketing, doanh nghiệp sẽ luôn phải ‘gồng mình’ mà sales mọi lúc bởi lẽ cứ dừng quảng cáo, lượng lead thu về từ vài chục, vài trăm mỗi ngày có thể bất ngờ tiệm cận về 0. Nếu doanh nghiệp mới phát triển, đặt mục tiêu có doanh số để tồn tại hay tăng độ ‘ồn ào’ trên digital để được nhớ đến, outbound marketing sẽ là giải pháp hiệu quả. 

Ngược lại, nếu đã kinh doanh nhiều năm, doanh nghiệp nên cân nhắc giảm bớt phụ thuộc vào mô hình outbound marketing! Suy cho cùng, nếu đã qua giai đoạn cần doanh thu để ‘tồn tại’, đã đến lúc thương hiệu tính toán xa hơn về đầu tư mở rộng, phát triển. Đồng thời trước sự thay đổi về hành vi tiêu dùng trước ảnh hưởng từ đại dịch, phép màu của những hoạt động outbound truyền thống có thể trở nên vô hiệu chỉ sau một đêm! 

Vậy doanh nghiệp nên triển khai Inbound Marketing hay Outbound Marketing trước thách thức thời đại?

Câu trả lời gói gọn trong một chữ: ‘tùy’ – tùy lĩnh vực, tuy mô hình doanh nghiệp, tùy nguồn lực. Inbound và outbound marketing có thể là 2 phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng thực chất không hề xung khắc. Đôi lúc phối hợp nhịp nhàng 2 chiến lược này sẽ giúp bổ trợ những nhược điểm của mỗi tồn đọng của cả đôi bên.

Bởi vậy, dưới góc nhìn của Digit Matter, dưới đây là một vài gợi ý doanh nghiệp có thể cân nhắc:

Nếu inbound là chiến lược đang được ứng dụng, outbound marketing sẽ là động lực giúp quá trình thu thập dữ liệu ở những giai đoạn đầu diễn ra nhanh hơn.

Nhược điểm của inbound marketing là cần thời gian bởi lẽ dù làm SEO hay xây dựng hình ảnh ‘chuyên gia’ trong mắt khách hàng, trước hết doanh nghiệp phải có khách hàng đã. Outbound marketing sẽ giúp mang về lưu lượng khách hàng ban đầu, để các hoạt động inbound giữ chân họ lại và từ từ điều hướng hành vi. Thế nên, nếu ví Inbound marketing là những guồng quay đang chậm rãi cuốn những sợi tơ lại thì outbound marketing lúc này sẽ là lực đẩy giúp gia tốc quá trình!

Nếu đang hoạt động hiệu quả với chiến lược outbound, hãy cân nhắc chuyển dần trọng tâm sang inbound marketing để thắt chặt mối gắn kết với khách hàng thân thiết và khiến họ quảng bá thương hiệu!

Với xu hướng ngày càng chú trọng vào trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid, inbound marketing là xu hướng quan trọng hơn bao giờ hết. Theo khảo sát từ PwC, 

  • Cứ 3 người bất kỳ thì 1 trong số đó sẵn sàng từ bỏ thương hiệu yêu thích khi có 1 trải nghiệm tồi tệ xảy ra.
  • 92% khách hàng sẽ rời bỏ thương hiệu sau 2-3 lần có những thất vọng trong trải nghiệm.
  • Họ thậm chí còn rỉ tai bạn bè về những điều không thoải mái, không chỉ với 1 người, mà lên tới 15, thậm chí hơn!

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, chuyển dần trọng tâm ngân sách từ outbound sang tập trung cải thiện trải nghiệm khách hàng khi chưa chuẩn bị kỹ, đôi lúc sự mất thăng bằng về doanh số cũng làm ảnh hưởng đến nhiều quyết định của doanh nghiệp. Outbound marketing không phải nói cắt là cắt ngay được mà phải có sự hiệu chỉnh dần dần. 

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp chuyển dịch trọng tâm từ outbound marketing sang inbound marketing? Làm thế nào để phối hợp hiệu quả 2 chiến lược inbound marketing và outbound marketing trong chiến lược cạnh tranh giữa thời đại mới?

Tư vấn tôi ngay

Quy trình triển khai Inbound Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2B

Inbound marketing là quy trình gồm 4 giai đoạn chính: attract, convert, close và delight!

4 giai đoạn triển khai inbound marketing
  • Attract: Thu hút đối tượng mục tiêu bằng nội dung chuyên sâu. Khi người tiêu dùng đang bị bủa vây trong ma trận quảng cáo mỗi ngày, rất khó để ‘chen chân’ vào tâm trí họ. Thế nên, để ‘bắt’ được  khách hàng giữa trăm, ngàn thông điệp, thương hiệu cần chia sẻ cái nhìn sâu sắc của mình về những thông tin họ đang tìm kiếm. Qua đó, không chỉ khẳng định được sự chuyên nghiệp của mình trong lĩnh vực hoạt động thương hiệu còn dần dần thu hẹp khoảng cách với đối tượng mục tiêu!
  • Convert: Thuyết phục đối tượng mục tiêu để lại thông tin để nhận được những ‘đề nghị’ giá trị sau khi đã bị ‘cuốn hút’ bởi những trải nghiệm hữu ích. Chẳng hạn, các tài liệu, báo cáo chuyên sâu, demo sản phẩm, đăng ký tham dự hội thảo hay đơn thuần chỉ là để nhận được ưu đãi
  • Close: Chăm sóc, chuyển đổi từ lead thành khách hàng thông qua những trải nghiệm đa kênh từ gửi email, remarketing cho tới liên hệ tư vấn
  • Delight: Tạo cho khách hàng lý do để quay lại và coi bạn như nơi cung cấp những lời khuyên, gợi ý khi cần. Điều này giúp thắt chặt mối quan hệ và tạo tiền đề cho những giao dịch tương lai

Tại từng giai đoạn triển khai, các công cụ, nền tảng sử dụng sẽ có sự khác biệt về trọng tâm:

Quy trình triển khai Inbound Marketing trong giai đoạn Attract

Bước đầu tiên khi triển khai chiến dịch inbound marketing đó là trở nên ‘hữu hình’ trong mắt khách hàng tiềm năng qua các kênh trực tuyến như Google mạng xã hội… Để thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên, trước hết doanh nghiệp cần:

  • Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng (persona). Chân dung khách hàng tiềm năng là bức tranh tổng quát về mối bận tâm/ lo lắng; mơ ước/ khát khao hay những nhu cầu chưa được giải đáp mà khi ‘chạm đúng’ sẽ là con đường ngắn nhất đưa thương hiệu đi thẳng đến trái tim đối tượng mục tiêu. Bằng cách gom nhóm khách hàng thành những khuôn mẫu điển hình, đây sẽ là tiền đề cho những hoạt động mang đến trải nghiệm có tính cá nhân cao!
  • Phân tích sơ đồ hành trình khách hàng (customer journey) để tìm ra đâu là cách họ đưa ra quyết định, đâu là những rào cản ngăn họ đi đến bước tiếp theo. Từ đó, bằng việc giúp họ gạt bỏ những rào cản này, doanh nghiệp sẽ thành công đưa khách hàng tiến gần hơn về phía thương hiệu!

Sau khi đã xây dựng được chân dung khách hàng và thấu hiểu hành vi của họ, việc tiếp theo là lựa chọn những điểm chạm phù hợp để tạo cơ hội cho những ‘lần gặp mặt đầu tiên’! Những hoạt động chính trong giai đoạn này mà thương hiệu nên cân nhắc là:

Blogging – bắt đầu từ những nội dung hữu ích

  • 71% khách hàng B2B có xu hướng tìm hiểu nội dung trên website doanh nghiệp xuyên suốt quá trình ra quyết định của họ. 
  • Những thương hiệu B2B đặt trọng tâm chiến lược vào phát triển nội dung trên blog thường mang về ROI cao gấp 13 lần
  • 84% khách hàng thường kỳ vọng doanh nghiệp cung cấp những nội dung thiết thực, hữu ích giúp họ tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình (Meaningful Brands)

SEO – đưa những nội dung hữu ích xuất hiện trên trang nhất Google

  • 93% các trải nghiệm trực tuyến đều bắt nguồn từ hành động search
  • Hoạt động tìm kiếm tự nhiên mang về 51% lưu lượng khách ghé thăm website
  • 57% các doanh nghiệp B2B nhận định rằng SEO mang đến số lượng lead nhiều hơn bất  kỳ kênh marketing nào (Junto)
  • SEO mang đến hiệu quả gấp 5.66 lần so với SEM và các hoạt động quảng cáo khác (New Media Campaigns)
  • 61% marketer nhận định làm SEO là một trong những ưu tiên hàng đầu cảu họ khi triển khai inbound marketing (HubSpot)

Social media – lan tỏa những nội dung đã viết tới cộng đồng có sẵn

  • Facebook là kênh mang lại ROI cao nhất, tuy nhiên chỉ có 18% các thương hiệu đang tận dụng hiệu quả Facebook group (hubspot)
  • 61 triệu người dùng LinkedIn là cấp quản lý, 40 triệu trong số đó có tiếng nói và quyền quyết định trong doanh nghiệp (Marketing Solutions). 44% người dùng LinkedIn vẫn truy cập đều đặn mỗi ngày! (Sourcecon)

Bởi vậy chia sẻ đúng nội dung, tới đúng người, qua đúng kênh sẽ giúp thương hiệu đạt được những hiệu quả không ngờ đến!

Cách triển khai Inbound Marketing trong giai đoạn Convert

inbound marketing là gì, cách triển khai inbound marketing ra sao

Khi khách hàng tiềm năng đã ‘lạc vào’ website của bạn, bài toán đặt ra là: ‘làm thế nào để thương hiệu thuyết phục họ để lại thông tin’?

Sẽ tốt nhất nếu thương hiệu có thể gieo vào tâm trí người đọc ‘hạt giống tò mò’ về những lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại để họ đọc, tìm hiểu không dừng được để rồi cuối cùng liên hệ tư vấn. Với những đối tượng có tính chủ động cao, đây có thể sẽ là cơ hội để doanh nghiệp ‘chốt sales’ ngay. 

Với những khách hàng tiềm năng nhưng ‘thụ động’ hơn, thương hiệu nên cân nhắc về nguyên tắc ‘cho đi để nhận lại’ – cung cấp cho họ những giải pháp, thông tin hữu ích đến mức họ sẵn sàng đánh đổi thông tin để nhận được. Chẳng hạn: tài liệu, nghiên cứu, báo cáo, những hướng dẫn không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu; hoặc đó cũng có thể là đăng ký tham gia hội thảo, webinar, dùng thử bản demo miễn phí…

Nhìn chung trong giai đoạn này, doanh  nghiệp nên:

  • Tối ưu CTA (call to action) về cả mặt thiết kế, câu từ cho đến giá trị cung cấp. Một CTA không đủ sức nặng sẽ khiến những nỗ lực trước đó trở nên vô nghĩa. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo lợi ích cung cấp được được đưa tới đúng người (persona), đúng giai đoạn (customer journey) và phù hợp với nội dung họ đang tìm hiểu. Đưa ra CTA nhận ưu đãi 30% (dùng để chốt sales) khi họ đang trong giai đoạn tìm hiểu không mang đến hiệu quả cao như kỳ vọng! Bởi vậy, với CTA, bạn phải thử nghiệm liên tục, thử đi thử lại cho tới khi hoàn hảo mới thôi!
  • Tối ưu landing page & form đăng ký. Khi đã nhấp chuột vào CTA, điểm đến tiếp theo của họ là landing page, và cuối cùng là form đăng ký. Bởi vậy, doanh nghiệp hãy đảm bảo các đặc tính UX để giúp mang đến trải nghiệm ‘mượt mà’, thân thiện, dễ dùng, dễ điền thông tin. Đồng thời, hãy giữ form đăng ký ngắn gọn, tập trung vào thu thập những thông tin quan trọng – không giới hạn ở tên, email, số điện thoại mà cả những câu hỏi giúp thương hiệu phân nhóm họ theo persona hay xác định họ đang ở đâu trong hành trình khách hàng.

Hướng dẫn triển khai Inbound marketing trong giai đoạn Close

Sau khi đã thu thập được những thông tin quan trọng, vậy làm thế nào để cơ hội tiềm năng thành khách hàng thực tế? Quá trình này có thể nhanh, có thể chậm, có thể đơn giản, có thể khó khăn vô cùng.

Để chuyển đổi từ lead thành khách hàng thực tế, trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của nhiều công cụ như:

Hệ thống CRM

CRM có thể hiểu như một hệ thống quản lý dữ liệu và chăm sóc khách hàng giúp:

  • Kết nối các hoạt động của các bộ phận marketing, sales, customer service để đem đến những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng thông qua hệ thống dữ liệu chung nơi tổng hợp mọi thông tin, hành vi, ghi chú của đối tượng được tư vấn.
  • Đánh giá cơ hội chuyển đổi của lead (lead scoring) thông qua các hành vi trực tuyến của khách hàng khi tương tác với bài viết, email, quảng cáo… 

>Tìm hiểu thêm về phễu lọc khách hàng và cách tính điểm cơ hội chuyển đổi mỗi lead

Hệ thống marketing automation

Hệ thống marketing automation thường được ứng dụng để tự động hóa các quy trình từ email đến remarketing theo kịch bản có sẵn. Những kịch bản này được thiết lập dựa trên dữ liệu phân tích được từ hệ thống CRM về persona, customer journey, xu hướng tương tác của họ rồi tối ưu liên tục qua quá trình thử nghiệm.

4 loại kịch bản tự động trong giai đoạn này thường là:

  • Contact based: là kịch bản xây dựng dựa trên thông tin khách hàng (Độ tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân…), ghi chú từ sales (mối bận tâm, nhu cầu, tài chính…), hay những hành vi tương tác được lưu trữ bởi CRM  
  • Company based: là kịch bản nhắm vào đặc tính doanh nghiệp nơi đối tượng mục tiêu công tác, chẳng hạn lĩnh vực, vị trí địa lý, quy mô
  • Deal based: Kịch bản cho những viễn cảnh có thể đoán trước dọc theo hành trình mua sắm/ phễu chuyển đổi.  
  • Ticket based: là kịch bản tập trung khai thác dữ liệu về loại sản phẩm, nhóm ưu tiên, ngày sản xuất… 

-> Cách xây dựng kịch bản email marketing automation trong chiến lược inbound

Triển khai Inbound marketing hiệu quả trong giai đoạn Delight

Khi đã thành công chuyển đổi từ lead thành khách hàng, đừng dừng lại ở đó mà hãy trở thành người bạn đồng hành giúp họ tiếp tục giải quyết những thử thách tiếp theo trong cuộc sống. 

Một người bạn tốt là người sẵn sàng dang tay giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh chứ không giúp người vì lợi ích cá nhân. Thương hiệu cũng vậy, tiếp tục đưa ra những nội dung, gợi ý hữu ích về vấn đề có thể khách hàng tiếp tục quan tâm sẽ giúp giữ chân họ lại đồng thời biến họ thành ‘đại sứ’ quảng cáo cho chính doanh nghiệp!

Ở giai đoạn này, các hoạt động chính doanh nghiệp sẽ làm, hoàn toàn giống ở giai đoạn 3 nhưng nội dung gửi gắm sẽ chung chung hơn như ở giai đoạn 1! Chẳng hạn:

  • Tiếp tục gửi những nội dung hữu ích dựa trên mối quan tâm ban đầu, hoặc mở rộng ra những chủ đề liên quan mà có thể chính khách hàng cũng chưa nhận ra để kiến tạo những cơ hội mới. 
  • Gửi e-newsletters cho từng nhóm khách hàng liên quan về những xu hướng, sự kiện chính trong ngành hoặc công bố ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới nhằm duy trì, khẳng định vị thế trong ngành
  • Chăm sóc với các ưu đãi khi giới thiệu bạn bè, hoặc các chính sách đặc biệt dành riêng cho khách hàng cũ – chẳng hạn như tham gia sự kiện, nhận tài liệu… 

Bắt đầu triển khai Inbound marketing ngay với công cụ miễn phí

inbound marketing là gì, cách triển khai inbound marketing ra sao

Vậy làm thế nào để bắt đầu chiến dịch inbound marketing? Đâu là những điều doanh nghiệp đã đang làm tốt, đâu là những miếng ghép cần bổ sung để quá trình chuyển đổi diễn ra trơn tru?

Nếu bạn đang cần một vài gợi ý hãy để Digit Matter giúp bạn:

  • Tư vấn xây dựng digital infrastructure – xây dựng và kết nối các nền tảng số thành ‘khung xương’ cho chiến dịch inbound marketing
  • Tham vấn các hệ thống CRM phù hợp cho mục tiêu và ngân sách doanh nghiệp
  • Tư vấn và hỗ trợ trải nghiệm một vài hệ thống CRM miễn phí

Hướng Dẫn Tôi Ngay!

Tìm hiểu thêm về inbound marketing tại:

Facebook
LinkedIn
arrow-effect-dm

Tư vấn miễn phí

Contact Full

Liên hệ quảng cáo

Tư vấn tối ưu quảng cáo, thiết kế website, đối tác Google tại Việt Nam.